Trong quá trình sử dụng tủ lạnh lâu ngày sẽ dẫn đến một số lỗi kỹ thuật như tiếng ồn, tủ kém lạnh,... Vậy nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này là gì? Chúng ta cần phải khắc phục những vấn đề này như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân:
Tủ lạnh đã chứa quá nhiều thức ăn trong khi nhiệt độ lại quá nhỏ, Do đó, không đủ để đông lạnh thực phẩm.
Các bạn mở tủ quá thường xuyên nên hơi lạnh bị thoát ra ngoài quá nhiều. Do đó, tủ phải mất khá nhiều thời gian và điện năng để làm lạnh lủ.
Tủ lạnh bị xì hoặc nghẹt gas, lâu ngày khiến dàn lạnh bị hỏng hóc.
Lốc máy yếu dần sau khi được sử dụng trong một thời gian dài.
Cảm biến lạnh bị hỏng đã khiến tủ không thể tự động làm lạnh khi nhiệt độ trong tủ lại cao hơn mức bình thường.
Cách khắc phục:
Lấy bớt số lượng thực phẩm ra khỏi tủ. Để trống một khoảng cách vừa phải giữa những thực phẩm. Để từ đó hơi lạnh sẽ len lỏi và đi đều khắp trong tủ.
Hạn chế việc mở tủ lạnh quá nhiều và nhanh chóng đóng cửa tủ lại sau khi đã sử dụng xong.
Kiểm tra nguồn điện của tủ có ổn định và cung cấp điện đầy đủ cho tủ không.
Tăng độ lạnh nếu nhận thấy thực phẩm trong tủ quá nhiều.
Vệ sinh tủ lạnh cẩn thận theo định kỳ.
Nếu như sau khi đã thực hiện các bước trên mà tình trạng vẫn không cải thiện thì các bạn nên gọi cho bộ phận bảo hành và bảo trì để đến kiểm tra.
Nếu tủ lạnh bị đọng nước khi thời tiết ẩm thì bình thường. Còn nếu bị đọng nước thường xuyên khi trời nắng ráo thì cần phải kiểm tra xem nơi lắp đặt có thoáng gió không.
Khi gặp vấn đề này, mọi người nên liên hệ với trung tâm bảo hành để sửa chữa kịp thời. Đồng thời, thay mới ron để tiết kiệm điện năng và bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Lưu ý: Việc mở cửa tủ thường xuyên hoặc trong thời gian dài cũng sẽ gây ra hiện tượng đọng sương này.
Nguyên nhân:
Nguồn điện dẫn vào tủ lạnh đã bị ngắt. Do đó, các bạn cần phải kiểm tra nguồn điện hoặc cắm lại phích điện.
Bóng đèn bị cháy hoặc hỏng nên không thể hoạt động. Do đó, các bạn sẽ phải thay một bóng đèn mới.
Công tắc đèn đã bị kẹt. Tại bộ phận đèn sẽ có một công tắc nhỏ để lúc đóng tủ, cửa sẽ đè lên nó và ngắt nguồn điện để tiết kiệm điện năng. Khi chúng ta mở tủ, công tắc sẽ tự động bung ra để nguồn điện dẫn vào, làm sáng đèn. Vậy nên, các bạn cần phải kiểm tra xem công tắc có bị kẹt không. Nếu có thì nên khắc phục kịp thời trước khi thay bóng đèn mới.
Khi bóng đèn trong tủ lạnh không sáng mà các bạn không thể tự khắc phục được thì nên liên hệ với trung tâm bảo hành sớm để sửa chữa.
Hiện tượng nóng lên ở 2 bên này khá bình thường. Bởi lẽ, lốc tủ hoạt động lâu ngày sẽ sinh nhiệt và tỏa ra hai bên.
Ngoài ra, các bạn cũng nên kiểm tra xem cửa tủ có bị hở cửa không. Nhờ đó, tránh được việc dàn lạnh hoạt động quá công suất. Đồng thời, tránh tủ nóng lên quá nhiều ở hai bên.
Trong trường hợp tủ lạnh nóng bất thường và liên tục thì các bạn cần phải liên hệ ngay với trung tâm bảo hành để sửa chữa.
Khi tủ đang chạy, các tấm vỏ có thể đã bị lỏng hoặc rung dẫn đến phát ra tiếng ồn. Ngoài ra, những thứ được đặt trên nóc tủ hay nam châm đính trên mặt tủ cũng có thể gây ra âm thanh lạ khi tủ đang hoạt động.
Các bạn có thể ấn vào 3 bên của tủ lạnh hoặc loại bỏ các vật dụng ra khỏi nóc tủ. Sau đó, kiểm tra lại xem có loại bỏ được các tiếng ồn hay không.
Bởi vì tủ lạnh không cần bằng hoặc khi đang chạy, một trong các chân tủ đã chạm vào sàn nhà. Do đó khi tủ hoạt động, chân tủ đó sẽ rung lên và phát ra tiếng ồn trên sàn nhà.
Các bạn có thể nghiêng tủ để kiểm tra độ cân bằng có phải là nguyên nhân gây ra tiếng ồn không. Sau đó, cần loại bỏ các trọng lượng từ một phía. Nếu tiếng ồn dừng lại nghĩa là vấn đề nằm ở chân tủ và chúng cần phải điều chỉnh lại ngay.
Do tủ lạnh chống đóng tuyết và có ngăn làm đá nên sẽ phát ra tiếng ồn trong khi chạy. Mặt khác, khi van nước được mở để nạp lại cho ngăn làm đá cũng sẽ phát ra tiếng ồn. Ngoài ra, khi nước nhỏ giọt xuống những cuộn dây nóng trên nóc tủ chống đóng tuyết cũng sẽ gây ra âm thanh lạ.
Nếu kéo tủ lạnh ra khỏi tưởng và nghe thấy tiếng ồn từ phía sau thì có thể là do máy nén. Đối với vấn đề này, mọi người nên gọi nhân viên sửa chữa đến kiểm tra.
Thời gian làm lạnh kéo dài dẫn đến máy nén làm việc suốt không ngừng nghỉ.
Dàn lạnh bám tuyết không đồng đều hoặc không có tuyết bám lên.
Nếu đo dòng làm việc của tủ thì thấy nó sẽ nhỏ hơn dòng định mức.
Đường ống hút về phía máy nén không đọng sương hoặc không mát.
Hệ thống rò rỉ gas ở trên dàn nóng, dàn lạnh hoặc đường ống.
Khi tủ lạnh thiếu gas thì chắc chắn là do bị rò rỉ tại một vị trí nào đó. Do đó, nếu muốn khắc phục cần phải tìm ra vị trí chính xác.
Cho block hoạt động rồi bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng, dàn lạnh. Ở đâu có xà phòng nổi lên thì đó chính là vị trí bị thủng lỗ. Ngoài ra, các bạn có thể lau sạch hệ thống rồi cho block hoạt động và quan sát trên đường ống cũng như các dàn trao đổi nhiệt. Ở đâu có vết dầu thì đó chính là nơi có lỗ thủng.
Với những lỗ thủng ở trên đường ống và dàn nóng thì có thể dùng phương pháp hàn để khắc phục. Với những lỗ thủng trên dàn lạnh và đoạn ống nhôm thì sử dụng phương pháp hàn nhôm hoặc keo Epoxy để dán kín lỗ thủng.
Trên đây là những vấn đề thường thấy ở tủ lạnh và cách khắc phục. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn khắc phục hiệu quả những vấn đề trên.